Hôm nay, ngày 20/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > BÍ QUYẾT HỌC THI
Cập nhật: 16/04/2010 (GMT+7)

Gợi ý làm dạng bài so sánh văn học

Gần đây, trong các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, ở câu 5 điểm, đề bài thường ra kiểu bài so sánh văn học(đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2007-2008, 2008-2009).

Đây là một kiểu bài mới, chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông, do đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng làm bài của học sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên. Góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, bài viết này xin đưa ra một số gợi ý để cùng các em ôn tập, phục vụ cho mùa thi 2009-2010.

1. Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu văn”(1) . Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luận như: phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11. Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận”(2), tức là như một kiểu bài nghị luận cạnh các kiểu bài nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi… ở sách giáo khoa Ngữ văn 12. Tuy nhiên, so sánh văn học như một kiểu bài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàm khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết.

2. Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học. Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán”, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí với năng lực của các em. Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ để kiểm định những vấn đề này.

3. Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau:

MỞ BÀI:

- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)

- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

THÂN BÀI:

1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)
3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh)
4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

KẾT BÀI:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Bây giờ thử kiểm định dàn bài trên bằng cách so sánh với đáp án câu III.a - Đề thi tuyển sinh đại học – cao đẳng năm 2009, khối C như sau:

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).

MỞ BÀI

Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm

- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm.

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.

THÂN BÀI

1. Làm rõ đối tượng thứ nhất

(bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

Nhân vật người vợ nhặt

- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.

- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:

+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.

+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.

+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.

2. Làm rõ đối tượng thứ 2

(bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

Nhân vật người đàn bà chài

- Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.

- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:

+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.

+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi.

+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.

3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, so sánh)

So sánh nét tương đồng, khác biệt

- Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực...

- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình...

4. Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại(cảm hứng thế sự-đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại)

+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này

(có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi)

KẾT BÀI

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

(Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau, hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo)

Bảng so sánh trên đây đã chỉ ra rằng, dàn bài khái quát mà chúng tôi đề xuất về cơ bản đã thể hiện được một cách tuần tự hệ thống ý trong đáp án của đề thi tuyển sinh đại học khối C năm 2009. Tiếc rằng, trong đáp án của đề thi tuyển sinh đại học khối C năm 2009 lại chưa yêu cầu so sánh về nghệ thuật xây dựng nhân vật và yêu cầu lí giải về nguyên nhân của sự khác biệt giữa hai nhân vật là do đâu (Từ mục 4 của phần thân bài là bổ sung của chúng tôi). Rất có thể, hội đồng ra đề thi đã ý thức rằng, nếu thêm phần này vào đáp án sẽ là “quá sức” đối với học sinh vì rằng để trả lời cho câu hỏi này, học sinh phải bám sát vào đặc điểm hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa; phải bám vào đặc trưng thi pháp, phong cách nhà văn…Theo chúng tôi, kiểu bài so sánh văn học cần phải có thêm hai mục này và đối với đề thi khối C yêu cầu ở đáp án có mức độ khó cao hơn các khối khác. Có như vậy mới đánh giá đúng năng lực của học sinh thi vào khối C (đề của khối C thường khó hơn so với các khối khác có thi môn ngữ văn). Hơn thế, trong quá trình thực hiện yêu cầu phân hóa trong việc ra đề thi thì yêu cầu này hơn bao giờ hết cần phải được chú trọng.

Trong quá trình làm bài, học sinh không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt qui trình trên. Có thể phối hợp nhiều bước cùng một lúc. Chẳng hạn, có thể đồng thời vừa phân tích làm rõ, vừa thực hiện nhiệm vụ so sánh trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật, vừa lí giải nguyên nhân vì sao khác nhau. Hoặc chỉ trong bước so sánh, học sinh có thể kết hợp vừa so sánh vừa lí giải. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo cách này thì bài viết không khéo sẽ rơi vào rối rắm, luẩn quẩn. Tốt nhất là thực hiện tuần tự như trong dàn ý khái quát.

4. Như chúng tôi đã trình bày, kiểu bài so sánh văn học có yêu cầu so sánh khá phong phú, đa dạng khó có thể tìm ra một dàn bài khái quát thỏa mãn tất cả các dạng đề bài. Trong yêu cầu của từng đề bài cụ thể thuộc kiểu bài này, học sinh cần linh hoạt, sáng tạo. Vấn đề cốt tủy của mọi bài nghị luận là làm thế nào để vừa “trúng” vừa “hay”. Nguyên tắc trình bày một bài nghị luận so sánh văn học cũng không đi ra ngoài mục đích đó vậy.

Hữu Siêu (Nguồn Báo GDTĐ)
Quay lại In bản tin
Ôn thi THPT quốc gia- 10 điều cần lưu ý để đạt hiệu quả cao nhất (06/05)
Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT 2023 (06/05)
Đề tham khảo bài tổ hợp khoa học xã hội: Không hỏi chi tiết phải nhớ quá máy móc (08/05)
Những lỗi cần tránh khi làm bài trắc nghiệm môn Sinh học thi THPT quốc gia (23/03)
Kinh nghiệm ôn - luyện thi THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học (23/03)
Ôn tập Toán thi THPT quốc gia: Chủ đề bất đẳng thức, phương trình... (23/03)
7 bước để có điểm cao bài nghị luận ý kiến văn học thi THPT quốc gia (21/03)
Lần đầu tiên có cổng luyện thi quốc gia (21/03)
Lưu ý kiến thức lý thuyết và bài tập Sinh học thi THPT quốc gia (05/05)
Bí quyết khai mở tư duy học sinh giỏi Lịch sử (05/05)
Những lưu ý khi ôn tập kỹ năng thực hành Địa lí (05/05)
Tư vấn ôn thi môn Lịch sử 2015 (05/05)
Bí quyết vẽ biểu đồ bài tập Địa lý đẹp, chính xác (10/02)
Hệ thống các phương pháp giải bài toán sóng cơ học (10/02)
Cấu trúc đề thi đại học môn Toán năm 2015 ra như thế nào? (13/01)
Làm bài tốt các môn thi tốt nghiệp 2014 (01/06)
Một số kinh nghiệm ôn tập môn Lịch sử hiệu quả (03/05)
Ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý: Nên tận dụng tối đa Atlat (02/05)
Môn hóa: chú ý vận dụng công thức riêng (18/04)
Môn tiếng Anh: loại trừ nhanh phương án sai (18/04)
Để dễ nhớ bài môn địa lý (18/04)
Nên ôn thi theo sách giáo khoa (18/04)
Môn vật lý: câu chắc đúng làm trước (18/04)
Kinh nghiệm để ôn môn văn (16/02)
Thi tốt nghiệp THPT 2010 : Địa lý được mang 'phao' (05/05)
Môn ngữ văn: hiểu tư tưởng tác giả đề cập (04/05)
Địa lý có thể trở thành môn học “gỡ điểm” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 (04/05)
Ôn thi tốt nghiệp THPT: Kỹ năng làm tốt môn ngữ văn (21/04)
Thi tốt nghiệp THPT: Để đạt điểm cao bài thi tiếng Anh (21/04)
Để đạt điểm cao môn Địa lý (06/04)
Bí quyết để đạt điểm cao môn Văn (06/04)
5 bí quyết để đạt điểm cao môn Tiếng Anh (06/04)
Thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử: Hỏi gì trả lời đó (06/04)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Để thi môn Địa lý đạt điểm cao (29/03)
Ôn tập môn văn: Rừng Xà Nu (02/07)
Ôn tập môn ngữ văn: Những đứa con trong gia đình (02/07)
Ôn tập môn ngữ văn: Một người Hà Nội (02/07)
Ôn tập môn ngữ văn: Chiếc thuyền ngoài xa (02/07)
Ôn tập môn ngữ văn: Văn học nước ngoài (02/07)
Một số vấn đề khi làm văn nghị luận xã hội (02/07)
Ôn tập môn địa lí: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (21/05)
Ôn tập môn ngữ văn: Một số vấn đề lí luận văn học (08/05)
Môn toán: Tính nhẩm để tiết kiệm thời gian (08/05)
Ôn tập môn Vật lý: Ba điều cần nhớ (05/05)
Ôn Sinh học: Phải đổi mới phương pháp ôn (05/05)
Ôn tập môn ngữ văn: Một người Hà Nội (04/05)
Ôn tập môn ngữ văn: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (04/05)
Ôn tập môn ngữ văn: Văn học nước ngoài (04/05)
Một số vấn đề khi làm văn nghị luận xã hội (04/05)
Môn toán cần kỹ năng tính toán nhanh và lời giải thuần thục (23/04)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12402959 lần xem

Số người online: 498

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844