Hôm nay, ngày 28/4/2024
 

|Trang chủ|

|Tài liệu-Văn bản| | Đăng ký đề tài NCKH| |Hình ảnh|
DANH MỤC  

TÌM KIẾM

Trong:

 

GIẢI ĐÁP

  ĐH Đà Nẵng: Xây dựng phương án tuyển sinh không có nhiều xáo trộn lớn cho thí sinh
  Đại học Đà Nẵng tuyển sinh 2018 thế nào?
  Đại học Đà Nẵng giải đáp một số thông tin liên quan đến việc đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2016
  Giải tỏa băn khoăn trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016
  Đối tượng nào được tuyển thẳng, cộng điểm ưu tiên, khuyến khích?
  Nếu gian dối, thí sinh sẽ bị tước quyền thi THPT quốc gia 2 năm
  Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh ĐH-CĐ 2015
  Thí sinh hưởng lợi từ kỳ thi THPT quốc gia 2015
  Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ với học sinh đạt giải quốc gia
  Tuyển sinh CĐ ĐH 2015, trường hợp nào được tuyển thẳng?

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG HỒ CHÍ MINH

Đoàn trường sinh hoạt giới thiệu sách về Bác Hồ

Kỷ niệm 128 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2018)

Thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẹn nguyên giá trị thời đại

Vui Tết độc lập - niềm tự hào bất tận

Vinh danh SV xuất sắc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một bức thư lịch sử mãi nguyên vẹn giá trị

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”

Học tập ý chí và phương pháp tự học của Bác Hồ

Phấn đấu thực hiện lời dạy của Bác Hồ

TRANG NHẤT > ĐOÀN THANH NIÊN
Cập nhật: 29/04/2009 (GMT+7)

Tôn vinh nhà trí thức cách mạng Phan Thanh

Ngày 28-4, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học "Nhà trí thức cách mạng (NTTCM) Phan Thanh" đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày mất của ông đã quy tụ rất đông các nhà chính trị và khoa học tham dự. Về phía gia đình và gia tộc của NTTCM Phan Thanh có ông Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Đảng khóa IX, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; nhà giáo Phan Vịnh, tác giả cuốn sách “Phan Thanh, anh là ai?”, trưởng nam của NTTCM Phan Thanh và các vị trong gia đình, đại diện tộc Phan ở Bảo An, Quảng Nam.

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH và các đồng chí trong Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TP Đà Nẵng; đồng chí Nguyễn Văn Sĩ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam tham dự cuộc hội thảo.

Trong phát biểu đề dẫn tại cuộc hội thảo khoa học, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh khẳng định, NTTCM Phan Thanh là một chiến sĩ cách mạng tiêu biểu trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt của lịch sử Việt Nam thế kỷ XX, thời kỳ 1936-1939, thời kỳ Đảng ta ra hoạt động công khai và lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi dân chủ, dân sinh và hòa bình. Cuộc đời và sự nghiệp của Phan Thanh là cuộc đời và sự nghiệp của một con người trí thức cách mạng hết lòng vì dân, vì nước. Nhân dân đã đồng lòng đưa Phan Thanh lên vũ đài chính trị và Phan Thanh đã trở thành một chiến sĩ cách mạng tiêu biểu và tài năng, đấu tranh cho các quyền lợi dân sinh, dân chủ của nhân dân.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh cho rằng, nghiên cứu về Phan Thanh là một quá trình, qua đó, từng bước dựng lại chân dung một con người trí thức, một chiến sĩ cách mạng đấu tranh vì quyền lợi của nhân dân, trong hoàn cảnh nghiệt ngã của một đất nước phải chịu hai tròng áp bức của chế độ thực dân, đế quốc và phong kiến. Do đề tài nghiên cứu Phan Thanh phong phú, nhiều lĩnh vực nên Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh đề nghị các đại biểu, các nhà khoa học tập trung vào một số chủ đề chính. Đó là: Phan Thanh với sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí; Phan Thanh trong lĩnh vực đấu tranh nghị trường; hoạt động của Phan Thanh trong lĩnh vực báo chí; tư tưởng vì dân, vì nước của Phan Thanh và những tình cảm của nhân dân đối với Phan Thanh.

Đề cập đến nội dung Phan Thanh với hoạt động nghị trường, GS-Nhà giáo Nhân dân Đinh Xuân Lâm sau khi viện dẫn câu phát biểu của ông Phan Thanh tại Hội đồng TP Hà Nội ngày 19-12-1938 đã khẳng định “Phan Thanh làm đúng như đã nói. Cho nên có thể xem đây là tuyên ngôn chính trị của ông và Phan Thanh đã thực hiện đúng với lời tuyên ngôn của mình từ những ngày đầu bước chân vào con đường hoạt động cách mạng cho tới ngày từ giã cõi đời vì bạo bệnh. Trong cuộc đời cách mạng của mình, Phan Thanh chủ yếu hoạt động nghị trường, trực tiếp trình bày và tranh luận với đối phương. Với các ưu điểm nổi trội của mình, ông vừa là một nhà báo, một cây bút lành nghề và lão luyện, một nhà giáo giỏi đầy uy tín, một chính khách sắc sảo, hùng biện và dũng cảm trong đấu tranh công khai trên nghị trường để bảo vệ không mệt mỏi quyền lợi của quần chúng lao động và các dân tộc Đông Dương. Nhờ vào tài năng, nhân cách và uy tín, ông đã trở thành một chiến sĩ xã hội trụ cột của phong trào dân chủ, thực hiện một cách xuất sắc chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản và vì vậy đã đóng vai trò cầu nối giữa những người xã hội (ông là đảng viên Đảng Xã hội) với những người Cộng sản và dân chúng cần lao nên đã được suy tôn danh hiệu cao quý là “Người chiến sĩ của dân chúng”. Ở một góc độ khác, PGS-TS Đỗ Bang (Trường Đại học Khoa học Huế) đã đánh giá cao vai trò của Phan Thanh trong cuộc đấu tranh nghị trường ở Viện Dân biểu Trung kỳ thời điểm 1936-1939.

Bằng những tư liệu lịch sử, PGS-TS Đỗ Bang đã chứng minh con đường vào Viện Dân biểu Trung kỳ của Phan Thanh để làm một đại biểu cho lợi ích của nhân dân, đấu tranh cho một xã hội công bằng và dân chủ thông qua các vấn đề kinh tế, tài chính và pháp chế; đồng thời làm chủ diễn đàn để đưa chủ trương của Đảng thành chủ trương của Viện Dân biểu. Trong nghị trường, với tài hùng biện, khả năng nói tiếng Pháp lưu loát, biện luận sắc sảo nên mỗi lần lên diễn đàn, Phan Thanh đã thu hút sự chú ý của mọi người, kể cả những người Pháp và phe đối lập cũng phải chăm chú lắng nghe. Liên quan đến lĩnh vực đấu tranh nghị trường, Thạc sĩ Phan Thị Mỹ Dung, Phó khoa Triết học; Phạm Thị Hải, Phó khoa Công tác Đảng, Trường Chính trị TPĐN; PGS-TS Đinh Trần Dương đều có bài tham luận chung quanh chủ đề này.

Còn PGS-TS Phan An, Viện Khoa học Xã hội-Nhân văn TP Hồ Chí Minh lại nhìn nhận Phan Thanh qua một bài báo của ông viết bằng tiếng Pháp “Nói chuyện với một người Pháp vừa cập bến” đã giúp những nhà khoa học hiểu hơn về bản chất của thực dân Pháp, về vai trò của người Pháp ở Việt Nam và cho rằng “chỉ một bài báo của ông, đã nói lên tầm cỡ, trí tuệ của ông, đã gợi mở cho tôi những suy nghĩ quý giá trong công việc nghiên cứu khoa học của mình”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình An đã dành không ít tâm huyết để nghiên cứu một đề tài dài 12 trang với chủ đề “Phan Thanh-Sự lựa chọn con đường đấu tranh công khai hợp pháp” và đi đến khẳng định “Với Phan Thanh, Đảng thể hiện sự tôn trọng, sự giao phó tin cậy, Đảng tạo mọi điều kiện để anh tự chủ, tự do hành động. Phan Thanh là một người ngoài Đảng, một người chưa từng kết nạp vào Đảng nhưng không phải là một người xa lạ với Đảng”.

Tại hội thảo lần này, nhà nghiên cứu Vũ Quang Thành đưa ra nhìn nhận với những viện dẫn và cách nhìn mới về “Phan Thanh-một tài năng, một trí thức cách mạng tiêu biểu của đất Quảng ở thập niên 30-thế kỷ XX”; ông Nguyễn Sỹ Huynh, Hội đồng hương Quảng Nam tại TP Hồ Chí Minh lại chọn góc độ “Đồng chí Phan Thanh với thanh niên học sinh Quảng Nam-Đà Nẵng 1936-1939”; nhà nghiên cứu Hải Ngọc Thái Nhân Hòa (TP Hồ Chí Minh) thì lại đề cập đến “Nhà trí thức cách mạng Phan Thanh với cao trào dân chủ (1936-1939)"; ThS Bùi Văn Tiếng, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy-“Bàn về tính hay cãi của Phan Thanh”; TS Ngô Văn Minh, Học viện Chính trị-Hành chính khu vực III lại đề cập đến quan hệ “Gia đình và quê hương của Phan Thanh”; Nguyễn Văn Thủy, giảng viên Trường Chính trị TP Đà Nẵng-“Phan Thanh với sự nghiệp giáo dục và nâng cao dân trí của dân tộc”, TS Lưu Trang, Chủ nhiệm khoa Sử Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng-“Phan Thanh-nhà giáo dục, nhà tổ chức quản lý giáo dục mẫu mực và tài năng”...

Hội thảo khoa học lần này là dịp để chúng ta có dịp tiếp tục tôn vinh một trí thức cách mạng nổi tiếng, một tài năng xuất sắc, một tính cách, một khí phách tiêu biểu của con người đất Quảng trong giai đoạn 1936-1939, một giai đoạn đặc biệt của lịch sử cận đại Việt Nam.

Hữu Siêu (Nguồn Báo CA Đà Nẵng)
Quay lại In bản tin
Ngoại khóa chủ đề “TRI ÂN THẦY CÔ” (02/12)
Ngày hội “TRI ÂN THẦY CÔ” 20/11 (18/11)
Hội thi “Tìm hiểu luật phòng chống tác hại của thuốc lá trong đoàn viên, thanh niên năm 2023” (11/10)
Tuyên truyền “Đã uống rượu bia – Không lái xe” (08/11)
Ý nghĩa Ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam (09/01)
Hội nghị đại biểu bầu đoàn đại biểu dự đại hội đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận Sơn Trà lần thứ VI nhiệm kì 2022 - 2027 (23/04)
Tổng kết hoạt động chào mừng tháng thanh niên năm 2022 - Chủ đề: Thanh niên với lối sống lành mạnh (24/05)
Hội thảo tổng kết hoạt động các câu lạc bộ năm học 2021 - 2022 (31/05)
Chiến dịch tình nguyện hè - Hoa phượng đỏ 2022 (02/06)
Lễ kết nạp đoàn viên mới chào mừng đại hội đoàn các cấp năm học 2021 - 2022 (12/02)
Đoàn trường ra quân vệ sinh môi trường sau bão số 5 (Sonca) (21/10)
Hội nghị đại biểu đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm học 2022 - 2023 (23/10)
Tuyên truyền Biển đảo Việt Nam (31/10)
Tuyên dương “HỌC SINH 3 TỐT”, “HỌC SINH 3 RÈN LUYỆN” cấp thành phố năm 2022 và hành trình đến với các địa chỉ đỏ (06/11)
Cuộc thi Thiết kế ấn phẩm INFOGRAPHIC tuyên truyền phòng chống ma tuý năm 2022 (08/11)
Đội Công tác xã hội tổng kết nhiệm kỳ 27 (27/11)
Ngày hội "Thanh niên với sống xanh" (27/11)
Ngày hội tri ân 20/11: Hoạt động vẽ tranh - Mùa hiến chương đẹp tựa (25/11)
Ngày hội tri ân 20/11: Hoạt động cắm hoa - cách gieo rắc những yêu thương (25/11)
Kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2022) và Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2022) (01/09)
Phát huy đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" (27/07)
Kỉ niệm 91 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/2022) (01/04)
Ngoại khóa Tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam (lần 2) và Tọa đàm về Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh & Tóm tắt chỉ thị 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách (01/04)
Hoạt động chào mừng tháng thanh niên năm 2022 - Chủ đề: Thanh niên với lối sống lành mạnh (15/03)
Hải chiến ở Gạc Ma: Tổ Quốc là vĩnh cửu (𝟏𝟒/𝟎𝟑/𝟏𝟗𝟖𝟖 – 𝟏𝟒/𝟎𝟑/𝟐𝟎𝟐𝟐) (15/03)
Tổ chức học tập 4 bài học lý luận chính trị trong đoàn viên thanh niên (15/03)
Tuyên truyền Biển đảo Việt Nam (09/02)
Đại hội các Chi đoàn học sinh năm học 2021-2022 (07/10)
Sinh hoạt đầu tuần trực tuyến tuần đầu tiên của năm học 2021 - 2022 (14/09)
Lễ kỷ niệm 46 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021) và 135 năm ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2021). (28/04)
Ngoại khóa chủ đề “Thanh niên với lý tưởng cách mạng” (28/04)
91 điểm 'Thanh niên cùng hành động' chào mừng 91 năm thành lập Đảng (02/02)
Lịch sử & Ý nghĩa ngày Thành lập Quân đội nhân Việt Nam 22/12. (06/01)
Kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2020) (28/03)
Tuyên truyền kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (31/01)
Điểm tin chào cờ đầu tuần 25/11/2019 (11/01)
Điểm tin chào cờ đầu tuần 09/12/2019 (11/01)
Ngoại khóa với chủ đề “ Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc" (11/01)
Điểm tin chào cờ đầu tuần 30/12/2019 (11/01)
Tổ chức diễn đàn Xây dựng tình bạn đẹp, phòng chống bạo lực học đường (16/04)
Tuyên truyền - ký cam kết phòng chống bạo lực học đường (16/04)
Ngoại khóa “Thanh niên với lý tưởng cách mạng và tự thân lập nghiệp” (22/03)
Lễ kỉ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2019) (29/01)
Ngoại khoá với chủ đề “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” (25/12)
Ngoại khoá tuyên truyền về bình đẳng giới (20/12)
Ngoại khóa tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS 2018 (04/12)
Ngoại khoá “Tìm hiểu về ASEAN” (29/11)
Tập huấn cho cán bộ Đoàn năm học 2018-2019 (29/10)
Đại hội đại biểu Đoàn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn nhiệm kì 2018-2019 (01/10)
Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn nhiệm kỳ 2018-2019 (28/09)
 

Xem tin ngày:

  LIÊN KẾT NHANH


Lịch công tác

Thời khóa biểu

Danh bạ Giáo viên

Nộp đơn xin phép

Kết quả học tập

Kho tài liệu



THỐNG KÊ

Tổng số: 12460010 lần xem

Số người online: 581

  • Ghi nhớ website này
  • Đặt làm trang chủ
  • Thông báo cho bạn bè
  • Giới thiệu | Góp ý - Liên hệ

     
     ::Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Thành phố Đà Nẵng - Việt Nam
     Địa chỉ: 01 Vũ Văn Dũng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng  *   Điện thoại: 0236.3944844
     Hiệu trưởng: TS. Lê Thanh Hải * Email: lethanhhai@lqddn.edu.vn  * Di động: 0913.598.844